Sự cố ngập dịch máy nén và cách khắc phục (phần 2)

Tiếp nối nội dung ở phần 1: xử lý sự cố ngập dịch máy nén, chúng tôi xin tiếp tục đưa đến cho bạn thông tin về sự cố ngập dịch máy nén và cách khắc phục để đảm bảo khả năng hoạt động và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống lạnh.

Ngập dịch nhẹ máy liên hoàn

Có thể xử lý máy như một máy độc lập và vẫn có thể tiếp tục cho hệ thống hoạt động bình thường

Ngập dịch nặng một máy nén trong hệ thống liên hoàn

Hệ thống liên hoàn thường phức tạp và cầu tạo không giống nhau. Có thể tham khảo trường hợp máy liên hoàn hai máy nén một cấp với một máy bị ngập dịch nặng để đưa ra phương án xử lý phù hợp với hệ thống máy của bạn.

Trường hợp hai máy nén có nhiệt độ sôi khác nhau

Hai máy nén được gọi là M1 và M2, với máy M1 bị ngập dịch nặng và máy M2 vẫn hoạt động bình thường.

  • Đóng van chặn hút máy M1 và ngừng cấp dịch dàn lạnh
  • Ngừng hoạt động máy nén
  • Ngừng cấp dịch cho dàn lạnh máy M2 hoặc giảm tiết lưu
  • Quan sát đồng hồ áp suất M2, khi thấy giảm thì mở van by-pass nối thông hai đường hút của máy
  • Mở từ từ van chặn hút máy M1 và tiến hành theo dõi áp suất hút và ampe của máy còn lại để tránh xảy ra ngập dịch hoặc quá tải.
  • Mở van chặn hút của máy M1 khi hai máy có áp suất hút dưới 0kg/cm2
  • Đóng van B1, mở van D1 như trong sơ đồ để gas nóng vào M1 làm dịch lỏng trong máy nén này bốc hơi
  • Đóng van D1, mở van B1 để tiếp tục hút ở máy M1.
  • Lặp lại nhiều lần cho đến khi không còn dịch trong cacte
  • Hâm dầu đến 55 – 60°C cho vào cacte
  • Tiếp tục mở van nạp dầu cho đến khi đạt mức chuẩn
  • Cho máy bị ngập dịch hoạt động trở lại. Khi theo dõi thấy máy hoạt động ổn định, bình thường thì mở van chặn hút cấp dịch trở lại cho máy nén M2 và đóng van tuần hoàn.

 

Sự cố ngập dịch máy nén và cách xử lý (Phần1)

Chú ý:

  • Nên đóng van chặn sau bình tách lỏng trước khi mở van tuần hoàn by-pass để xử lý nhanh gọn hơn
  • Bình tĩnh và kiên nhẫn xử lý tình huống. Máy nén ngập dịch rất tốn thời gian xử lý và dễ bị ngập dịch trở lại

Trường hợp máy nén liên hoàn chung dàn lạnh và dàn ngưng

Trong hệ thống như thế này, khi một máy ngập dịch máy nén trước thì khả năng máy còn lại cũng sẽ bị ngập dịch nếu không được xử lý kịp thời.

Cần nhanh chóng đóng van chặn hút của máy bị ngập dịch và đóng một số van chặn hút của máy không bị ngập dịch, ngừng cấp dịch dàn lạnh. Cho máy còn lại chạy rút gas từ dàn lạnh. Máy còn lại xử lý theo kiểu bị ngập dịch nhẹ.

Ngập dịch khi máy chưa hoạt động

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do các van trên dường cấp dịch, đường ống hút đóng không kín làm áp suất dàn lạnh tăng lên mà không tiến hành chạy rút gas khiến áp suất lớn đẩy dịch từ dàn lạnh vào cacte.

Cần xử lý tình trạng này trước khi vận hành máy vì nếu để máy chạy bình thường sẽ gă sự cố khi hoạt động

Cách xử lý

  • Dùng ống nối van xả khí ở máy nén với một đầu còn lại cắm vào thùng nước đối với môi chất amoniac
  • Kiểm tra tình trạng đóng/mở của van chặn nén. Nếu van chưa đóng thì tiến hành cô lập từ dàn ngưng về máy
  • Mở van xả khí ở đầu đẩy của máy nén. Do áp suất cacte cao hơn nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển nên gas thoát ra dễ dàng. Nếu áp suất cacte cao quá mức mở van xả từ từ. Với các hệ thống sử dụng amoniac thì cần dùng mặt nạ
  • Đóng van xả khí, mở van chặn hút cho máy chạy
  • Mở từ từ văn chặn hút khi máy nén chạy đạt tốc độ và theo dõi hoạt động của máy

Ngập dịch máy nén BTG có xoắn

Ngập dịch BTG là tên gọi của hiện tượng ngập dịch máy nén tầm cao. Sự cố này chủ yếu xảy ra ở những hệ thống NH3 và hầu như không xảy ra ở máy freon do sử dụng van tiết lưu màng.

 

Sự cố ngập dịch máy nén và cách khắc phục (phần 2) 2

Nguyên nhân

– Công tắc phao mức thấp FS3 hoạt động sai làm van điện tử thường xuyên mở

– Van số 8 không được đóng kín

– Điều chỉnh tiết lưu không đúng trong cấp dịch MAN

– Khi máy nén dừng mà BTG vẫn cấp dịch

– Ống xoắn bị lủng

– Van điện từ không đóng hoặc không kín

Xử lý

  • Hệ thống ngập dịch máy nén nhẹ
  • Đóng van chặn hút máy nén tầm cao và ngừng cấp dịch cho tủ đông để rút gas từ dàn lạnh
  • Đóng chặt van số 7 hoặc đóng van đi từ bầu chứa
  • Mở van số 8 cho dịch trong bình trung gian qua ống xoắn tới van tiết lưu của tủ đông
  • Mở thông van hút từ bình tập trung dầu để hạ áp suất bằng với áp suất ban hơi ở tủ đông
  • Mở các van xả dầu số 5 và 6 để dầu lẫn dịch tập trung lại vào các bình chứa, hạ bớt mức lỏng trong BTG
  • Kiểm tra đèn sự cố, nếu hệ thống vẫn báo lỗi thì tiếp tục xử lý, còn nếu đèn tắt thì khởi động lại hệ thống như bình thường.
  • Máy độc lập bị ngập dịch nặng
  • Máy nén xử lý như trường hợp máy nén một cấp bị ngập dịch nặng. Đưa dịch từ buồng hút ẩm cao xuống cacte rồi xả ra ngoài theo đường nạp dầu
  • Với BTG nhanh chóng đóng van cấp dịch, xử lý ngập lỏng số 8 có hiệu quả ban đầu đến khi cân bằng áp suất với bình chứa thấp áp
  • Xử lý máy nén trước rồi xử lý BTG giống như phần trên
  • BTG sử dụng cho nhiều máy
  • Trong trường hợp hai máy nén cùng hoạt động thì ngập dịch cũng tương tự như hệ thống hai máy chung một dàn lạnh, có thể dẫn đến hai máy ngập dịch cùng lúc. Hiện tượng ngập trước và sau do độ mở của van chặn hút hoặc chế độ làm việc của hai máy khác nhau
  • Nếu một trong hai máy hoạt động, máy còn lại nghỉ cho máy bị ngập dịch ngừng hoạt động và đóng các van chặn hút, van chặn nén và ngừng cấp dịch. Đưa máy thứ hai vào hoạt động chạy rút gas từ tủ đông số 1 bằng cách mở van by-pass thông giữa hai đường hút tầm thấp. Mở từ từ van chặn hút tầm cao để đưa gas nóng từ máy nén đang chạy vào cacte máy ngập dịch, hơi nóng thu nhiệt và làm bay hơi dịch trong cacte theo đường đẩy qua van by-pass về máy nén đang chạy. Tiếp tục xử lý các phần ngập dịch máy nén như ở trên.

Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo : Vận hành, sửa chữa và lắp đặt máy lạnh công nghiệp- TS. Lê Văn Khẩn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *