Xem thêm: kỹ thuật tháo rời máy nén piston-Phần 1
Tiếp nối nội dung phần trước,bài viết lần này sẽ bào gồm những bước tiếp theo trong quy trình tháo rời máy nén piston.
Tháo cụm van hút
- Nới lỏng và tháo bulông
- Tháo cái dẫn vòng cách và đế van
- Khi tháo lò xo van hút, chú ý không để gẫy hoặc làm rơi do lò xo thường bắt chặt trong lỗ của đế van. Sau khi lấy lò xo thì xâu vào dây bảo quản, để riêng với lò xo van xả
- Để van hút ở nguyên trên mặt ổ tựa của sơ mi xylanh. Tránh tách rời đế van và vòng dẫn cách vì có thể khiến lò xo văng ra ngoài. Đặt mặt có lò xo hướng lên trên.
Cơ cấu bộ tải và giảm tải
- Tháo đường ống dầu, không cần tháo khuỷu ống có bắt vít ở nắp piston giảm tải
- Gỡ các dây điện nối vào van điện từ
- Tháo nắp piston giảm tải cùng với van điện từ, không được làm hỏng miếng đệm
- Dùng bulông vòng để kéo piston giảm tải ra, dùng ngón tay đẩy piston giảm tải lại rồi buông nhanh để piston bị đẩy bằng sức lò xo.
- Lôi cần đẩy ra. Lò xo và long đền được bắt vào cần đẩy bằng một cái bulông. Không nên tách rời bu lông và thanh giảm tải vì không liên quan đến sửa chữa tiếp theo.
- Lắp lại cần đẩy theo đúng vị trí ban đầu vì mỗi cần có kích thước không giống nhau.
Đánh số các xylanh theo từng cặp để khi lắp đúng cam khuyết phải hay cam khuyết trái.
Bộ tản nhiệt dầu
Bộ tản nhiệt dầu được bắt bằng bốn bu lông nằm ở bên phải và bên trái. Tiến hành tháo lỏng những bu lông này, kéo bộ tản nhiệt dầu nghiêng lên rồi lấy ra khỏi rãnh. Làm vệ sinh bề mặt ngoài của ốn xoắn sau khi tháo bộ tản nhiệt dầu. Nhất là với máy làm mát dầu bằng nước thì nhất thiết phải làm vệ sinh đồng thời với quá trình tháo máy bảo dưỡng. Ngược lại, dầu máy freon được làm mát bằng gas qua một van tiết lưu màng riêng thì không cần tháo rời bộ phận làm mát dầu.
Thứ tự tháo rời bộ tản nhiệt dầu
- Tháo đường ống dầu và bulông
- Tháo lỏng bulông và đai ốc rồi lôi bích ra
- Lôi cuộn ống xoắn dẫn dầu ra cùng với mặt bích
Tháo lắp nắp lỗ nhòm
- Tháo đường ống dầu, tháo ống quân bình áp suất nếu máy nén có hệ thống cấp dịch tự động
- Giữ lại một con ốc chính giữa phía trên để hãm và tháo toàn bộ các bulông còn lại.
- Nới lỏng bulông một chút, bóc miếng đệm rồi mới tháo hẳn bulông đó
Lưu ý:
- Có thể dùng bu lông dài để hãm nắp máy
- Nếu có đường ống dầu thì cần cẩn thận tránh làm hư van phao bên trong
Tháo piston và sơ mi xylanh
Đầu lớn của thanh truyền lớn hơn đường kính bên trong sơ mi xylanh nên lấy cả hai bộ phận ra khỏi máy. Giữ thanh truyền và tháo bu lông quá lỗ nhòm. Tháo từng đai ốc khóa đôi thanh truyền.
Trong quá trình tháo đai ốc khóa đuôi thanh truyền luôn phải quay trục khuỷu máy nén vào vị trí thuận tiên cho thao tác. Nếu trong lúc thực hiện xylanh trồi lên khỏi vị trí thì đè xuống, tránh để xylanh trồi cao quá mức làm bạc dầu tuột khỏi xylanh và phần dưới piston làm gãy bạc.
- Tháo luôn vòng lót sau khi tháo hai đai ốc.
- Xoáy bu lông vào lỗ ở đỉnh piston.
- Xoay trục khuỷu đến khi piston về vị trí thấp nhất. Tháo đai ốc bu lông của thanh truyền
- Nhấc sơ mi xylanh và piston ra. Nếu sơ mi quá chặt thì dùng miếng gồ gỗ gõ vào đầu dưới và dùng một sợi dây thép quấn vào cái chắn sơ mi và kéo ra. Chú ý tránh để vòng găng bị tuột ra khỏi xylanh
- Tránh để đầu dưới thanh chuyền đụng vào vách ngăn khi tháo.
Sơ mi xylanh
- Đặt úp mặt xylanh phía van hút xuống bên dưới sau khi tháo ra để tránh bị trầy. Tốt nhất là tháo luôn chốt nâng ra. Muốn lấy chốt nâng nayf thì xoay vòng cam và nắm thanh truyền kéo piston ra khỏi sơ mi
- Chỉ tháo rời sơ mi xylanh khi cần sửa chữa hoặc đến bảo dưỡng định kỳ. Hai loại sơ mi xylanh chính hiện nay là giảm tải và không giảm tải có cách tháo khác nhau. Loại không giảm tải có phương pháp tháo đơn giản hơn. Sơ mi xylanh giảm tải lại được chia thành vòng cam với mặt cắt nghiêng bên phải và loại có mặt cắt nghiêng bên trái. Lưu ý trong sử dụng để tránh lắp đặt không đúng vị trí cần thiết.
- Số cụm chế tạo của thanh chuyền là số xylanh ở phía sau
Piston và thanh chuyền
Để dầu piston quay xuống đất, dùng kểm tháo lò xo khóa chốt piston, dùng miếng gỗ gõ chốt piston và cẩn thận rút ra. Chỉ nên lấy miếng lót ra khỏi thanh chuyền khi cần thay thế.
Thân thanh chuyền và chụp có bộ số chế tạo (ba số) và một đến hai chỉ số bộ piston (số xylanh).
Bạc hơi và bạc dầu
Găng bạc chỉ nên được tháo khi cần thay thế, trong quá trình thay thế cẩn thận để tránh làm gãy bạc.
Các bạn hãy tiếp tục theo dõi phần cuối của bài viết hướng dẫn cách tháo máy nén piston trong thời gian tới.
NPT Care
NPT Care là trung tâm cung cấp dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị liên quan đến hệ thống lạnh. Các kỹ thuật viên của chúng tôi là những người giàu kinh nghiệm, có kiến thức trong lĩnh vực, có khả năng giải quyết các vấn đề mà hệ thống lạnh của bạn đang gặp phải một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Xem thêm: kỹ thuật tháo rời máy nén Piston – phần 3
Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo : Vận hành, sửa chữa và lắp đặt máy lạnh công nghiệp- TS. Lê Văn Khẩn