Water Chiller là hệ thống giải nhiệt được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Thiết bị này sử dụng nước làm chất tải lạnh trung gian. Sau đó được dẫn đến dàn lạnh FCU và AHU làm lạnh.
Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về hai phần đó là bảo dưỡng máy nén, và bảo dưỡng thiết bị ngương tụ. Ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu các phần còn lại của việc bảo dưỡng hệ thống chiller.
>> xem thêm https://nptcare.com/bao-tri-bao-duong-he-thong-chiller-nhu-the-nao-p1/
3.Bảo dưỡng thiết bị bay hơi
a.Bảo dưỡng dàn bay hơi không khí
– Xả băng dàn lạnh: Khi băng bám trên dàn lạnh nhiều sẽ làm tăng nhiệt trở của dàn lạnh, dòng không khí đi qua dàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, trong một số trường hợp làm tắc các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy mô tơ. Vì vậy phải thường xuyên xả băng dàn lạnh.
Trong 01 ngày tối thiểu xả 02 lần. Trong nhiều hệ thống có thể quan sát dòng điện quạt dàn lạnh để tiến hành xả băng. Nói chung khi băng bám nhiều, dòng không khí bị thu hẹp dòng làm tăng trở lực kéo theo dòng điện của quạt tăng. Theo dỏi dòng điện quạt dàn lạnh có thể biết chừng nào xả băng là hợp lý nhất.
Quá trình xả băng chia ra làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Hút hết gas trong dàn lạnh
+ Giai đoạn 2: Xả băng dàn lạnh
+ Giai đoạn 3 : Làm khô dàn lạnh
– Bảo dưỡng quạt dàn lạnh.
– Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt, cmuốn vậy cần ngừng hệ thống hoàn toàn, để khô dàn lạnh và dùng chổi quét sạch. Nếu không được cần phải rửa bằng nước, hệ thống có xả nước ngưng bằng nuớc có thể dùng để vệ sinh dàn.
– Xả dầu dàn lạnh về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra ngoài.
– Vệ sinh máng thoát nước dàn lạnh.
– Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển.
b.Bảo dưỡng dàn lạnh xương cá
Đối với dàn lạnh xương cá khả năng bám bẫn ít vì thường xuyên ngập trong nước muối. Các công việc liên quan tới dàn lạnh xương cá bao gồm:
– Định kỳ xả dầu tích tụ trong dàn lạnh. Do dung tích dàn lạnh xương cá rất lớn nên khả năng tích tụ ở dàn rất nhiều dầu. Khi dầu tích ở dàn lạnh xương cá hiệu quả trao đổi nhiệt giảm, quá trình tuần hoàn môi chất bị ảnh hưởng và đặc biệt làm máy thiếu dầu nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều tới chế độ bôi trơn.
– Bão dưỡng bộ cánh khuấy
Đồng thời với quá trình bảo dưỡng dàn lạnh xương cá cần tiến hành kiểm tra, lọc nước bên trong bể. Nếu quá bẫn có thể xả bỏ để thay nước mới. Trong quá trình làm việc, nước có thể chảy tràn từ các khuôn đá ra bể làm giảm nống độ muối, nếu nồng độ nước muối không đảm bảo cần bổ dung thêm muối.
c.Bảo dưỡng bình bay hơi
Bình bay hơi ít xả ra hỏng hóc, ngoại trừ tình trạng tích tụ dầu bên trong bình. Vì vậy đối với bình bay hơi cần lưu ý thường xuyên xả dầu tồn động bên trong bình. Trường hợp sử dụng làm lạnh nước, có thể xảy ra tình trạng bám bẩn bên trong theo hướng đường nước, do đó cũng cần phải vệ sinh, xả cặn trong trường hợp đó.
4.Bảo dưỡng tháp giải nhiệt
Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là làm nguội nước giải nhiệt từ bình ngưng. Vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt nhằm nâng cao hiệu quả giải nhiệt bình ngưng.
Quá trình bảo dưỡng bao gồm các công việc chủ yếu sau: Thường thì 1 Tháng sẻ vệ sinh một lần tùy theo điều kiện nơi làm việc mà có thể rút ngắn thời gian vệ sinh lại.
– Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm, dây đai, trục ria phân phối nước.
– Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước
– Xả cặn bẫn ở đáy tháp, vệ sinh, thay nước mới.
– Kiểm tra dòng hoạt động của môtơ bơm, quạt, tình trạng làm việc của van phao. Bảo dưỡng bơm quạt giải nhiệt.
5.Bảo dưỡng bơm
Bơm trong hệ thống lạnh gồm :
– Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh.
– Bơm glycol và các chất tải lạnh khác.
– Bơm môi chất lạnh.
Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lý và cấu tạo lại hoàn toàn tương tự. Vì vậy quy trình bảo dưỡng của chúng cũng tương tự nhau, cụ thể là:
– Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm tra khớp nối truyền động. Bôi trơn bạc trục .
– Kiểm tra áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.
– Hoán đổi chức năng của các bơm dự phòng.
– Kiểm tra hiệu chỉnh hoặc thay thế dây đai (nếu có)
– Kiểm tra dòng điện và so sánh với bình thường.
6.Bảo dưỡng quạt:
– Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường
– Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế.
– Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ.
– Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiến hành sửa chữa để cân bằng động tốt nhất.
7.Bảo Dưỡng Định Kỳ: Kiểm tra Chiller định kỳ theo Quý 3 tháng /1 lần
* Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy như:
Kiểm tra hiệu điện thế của nguồn điện.
Kiểm tra hoạt động của các máy bơm nước (đúng chiều chạy).
Kiểm tra hoạt động quạt của tháp giải nhiệt (đúng chiều chạy).
Kiểm tra nước nguồn cấp.
Kiểm tra các van nước lạnh (ở trạng thái mở).
Kiểm tra cường độ dòng điện (theo định mức).
Kiểm tra áp suất cao và áp suất thấp.
Kiểm tra nhiệt độ vô máy nén.
Kiểm tra nhiệt độ vô bình ngưng hoặc dàn ngưng tụ.
Kiểm tra độ ồn của máy nén.
Kiểm tra dây coroa truyền động (đối với máy dùng dây coroa).
Kiểm tra nhớt trong caste (đối với Block bán kín)
———- ✦ ✦ ✦ ✦ ✦ ———-
TRUNG TÂM SỬA CHỮA BẢO HÀNH NPTCARE
☎️ Hotline: (+84) 0932266458
📩 Email: cskh@namphuthai.vn
📢 Facebook: https://www.facebook.com/nptcare.suadienlanhcongnghiep
🏵 Zalo/viber/Line/Whatapps: (+84) 0934477786
🌐 Website: nptcare.com
🏠 Add: Số 15-17 LK2- KĐT Bemes (CT6A XaLa) – Kiến Hưng- Hà Đông- Hà Nội
🏠 Add: 27 Hoàng Văn Thái- Liên Chiểu – Đà Nẵng
🏠 Add: Số 27B Trưng Trắc- Hiệp Bình Chánh- Tp Thủ Đức- TP Hồ Chí Minh