Máy nén lạnh được coi là trái tim của một công trình, nó là thiết bị quan trọng đáp ứng cho việc điều hòa không khí. Máy nén lạnh có chức năng nén môi chất lạnh ở áp suất thấp lên áp suất cao, nhiệt độ cao, bên cạnh đó còn loại bỏ hơi khỏi dàn lạnh bay hơi.
Thông thường có có 5 loại chính: máy nén lạnh Piston, rotary, trục vít, xoắn ốc và ly tâm.
CÁC LOẠI MÁY NÉN LẠNH CHÍNH
- Máy nén lạnh piston
Là loại máy nén xoay chiều có piston và xilanh để tạo ra lực nén, chuyển động của piston dựa vào lực nén môi chất lạnh bên trong xylanh.
Ưu điểm máy nén piston có chi phí ban đầu thấp và đơn giản. Nhược điểm có chi phí bảo hành cao, tiềm ẩn vấn đề về rung động.
- Máy nén lạnh Rotary
Là loại máy nén lạnh có 2 bánh răng, môi chất lạnh được nén ở giữa chúng. Hoạt động hút và nén môi chất lạnh diễn ra đồng thời.
Ưu điểm chi phí ban đầu và bảo trì thấp và thích nghi với môi trường bẩn. Nhược điểm giới hạn bởi lưu lượng môi chất lạnh và áp suất thấp hơn các loại máy nén.
- Máy nén trục vít
Là loại máy nén cặp rôt xoắn ốc và trục vít ăn khớp với nhau để nén môi chất lạnh giữa chúng. Tạo ra áp suất cao với môi chất lạnh nhỏ.
Ưu điểm chi phí đầu tư ban đầu, bảo trì và ít bộ phận chuyển động thấp. Nhược điểm không thể làm được ở môi trường ô nhiễm, tốc độ cao.
- Máy nén lạnh xoắn ốc
Dùng 2 đĩa xoắn ốc vào nhau và nén môi chất lạnh lại
Ưu điểm: hoạt động yên tĩnh, bộ phận hoạt động trơn tru và hiệu suất cao nhất trong các máy nén, linh hoạt trong việc sử lý môi chất lạnh. Nhược điểm khó sửa chữa vì không thể quay 2 chiều.
- Máy nén ly tâm
Hoạt động cánh quạt để tạo ra lực ly tâm nên môi chất lạnh bên trong buồng nén (hình xoắn ốc). Máy nén lạnh ly tâm thích hợp để nén môi chất lạnh với lưu lượng lớn và áp suất thấp.
Máy nén ly tâm thõa mãn thiết kế đơn giản, ít bộ phận chuyển động và hiệu quả năng lượng khi hoạt động ở chế độ thấp.
SỰ CỐ MÁY NÉN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Nội dung sự cố | Nguyên nhân/ Hiện trạng | Phương án |
Hỏng máy nén do máy nén chạy quá tải | 1.Do máy nén chạy quá tải 2.Do nguồn điện chập trờn 3.Do dàn lạnh bị bám đá quá nhiều dẫn đến máy nén bị ngập dịch 4.Hỏng máy nén do ngập lỏng 5.Hỏng máy nén do thiếu dầu 6.Hỏng cuộn dây máy nén |
Thay máy nén
Kỹ thuật tính toán công suất cần lưu ý sử dụng loại máy cho phù hợp công năng sử dụng, hoặc có thể lắp phương án cụm chạy dự phòng |
Máy nén hỏng do sự cố | Máy làm việc ở môi trường nhiệt độ cao dẫn đến nóng máy và gây hỏng máy nén Hệ thống cũ, bẩn Tiết lưu hỏng | Vệ sinh dàn nóng, đặt lại vị trí dàn nóng thay van tiết lưu |
Hệ thống lạnh không đạt nhiệt độ | Sự cố áp suất cao, dàn nóng bám bựi bẩn không thể giải hiệt dẫn đến nhiệt độ cao rơ lê bảo vệ quá tải ngắt bảo vệ máy nén | Dàn nóng sạch, giải nhiệt tốt hơn kho đạt nhiệt độ |
Dàn lạnh bám đá | Máy nén bị ngập dịch lỏng chảy về máy nén | Thay máy nén mới Phin lọc Thử kín, hút chân không nạp gas |
Kho không đạt nhiệt độ | Hỏng khởi động từ máy nén =>Điện áp cho block không đủ tải dẫn đến chết máy nén | Thay thế máy nén mới Thay khởi động từ của máy nén |
Máy nén có tiếng kêu lạ | 1.Thiếu dầu trong quá trình hoạt động dẫn đến máy nén nóng > Ngắt thiết bị bảo vệ máy nén 2.Quạt gió lỏng, khô dầu, vênh gãy rung động 3.Ngập dịch (đuôi máy bám tuyết rất dày) do xả đá không sạch hay kẹt quạt dàn lạnh |
1.Châm dầu đầy 3/4 kính xem dầu 2. Kiểm tra cánh, bạc đạn, điều chỉnh 3. Tất cấp dịch, kiểm tra dàn lạnh, chu kỳ xả đá, xả đá tay, chỉnh lại tiết luu |
Đường cấp dịch quá nóng | 1.Thiếu gas 2. Áp suất nén cao 3. Dàn ngưng (bình ngưng) bị do, bit kín 4. Hệ thống bị lẫn khi không ngưng. |
1. Kiểm tra nạp gas theo tiêu chuẩn 2. Tham khảo nguyên nhân PK cao 3. Vệ sinh làm sạch 4. Kiểm tra, thử xĨ phia thấp áp, thay gas mới |
Đường cấp dịch đóng đá | 1. Phin lọc bị nghẹt 2. Van cấp dịch ở bình chứa bị tắt mở không hết 3. Van điện từ cấp dịch rò khi máy nghỉ |
1, Thay phin lọc 2. Kiểm tra tình trạng van 3, Kiểm tra thay thế van điện từ |
Máy nén không chạy, không kêu ù ù dù đã cấp nguồn và Reset rồi | 1. Bảo vệ quá tải (Overload) hỏng hoặc đứt cầu chì 2, Lòng dây hay contactor hỏng 3. Máy nén hỏng |
1. Kiểm tra từng phần, thay thế 2. Đo điện áp tại Contactor để xác định 3. Thay thế máy nén |
Máy nén đề nhưng cuộn đề bị ngậm (máy 1 phal/ Đã đóng Y2 nhưng không chạy được (Máy 3 pha) |
1.Điện thể thấp (lệch dưới 10% điện áp định mức) 2. Tiếp điểm rờ le bị dính,cháy hoặc đã hư . 3. Tụ đề, tụ chạy hư hay không đúng trị số (1 pha) 4. Máy nén hư hay đấu dây sai 5. Tải nhiệt quá lớn (áp suất hút quá lớn) |
1. Cảnh báo với nhân viên vận hành , ghi nhận lại 2. Kiểm tra conctactor máy nén 3. Kiểm tra trị số tụ (trường hợp máy 1 pha) 4. Kiểm tra mạch điện, máy nén 5. Điều chỉnh tiết lưu |
Máy nén đề chạy được nhưng bị nháy Overload liên tục | 1. Điện thế thấp hay 3 pha không cân bằng 2. Bảo vệ quá tải (Overload) hỏng 3. Thiếu gas gây nhảy Công tắc áp suất thấp 4. Máy nén bị hỏng ổ đỡ hoạt bó piston 5. Dàn ngưng bị bít kín, dơ, áp suất nén cao 6. Tụ chạy bị hư, không đúng trị số (máy 1 pha) |
1. Cảnh báo với nhân viên vận hàng ghi nhận lại 2. Kiểm tra thay thế 3. Kiểm tra rò rỉ, nạp thêm gas. 4. Xác định bằng phương pháp loại dần 5. Vệ sinh, reset lại công tắc áp suất cao 6. Thử lại tụ và thay thế |
Để được tư vấn thêm thông tin vui lòng liên hệ NPTcare hotline 0932266458
Đăng ký đào tạo để cập nhật thêm các kiến thức mới.