Phương pháp xả tuyết dàn lạnh

Trong vận hành và bảo dưỡng kho lạnh, việc tiến hành xả tuyết dàn lạnh là một công việc cần tiến hành định kỳ thường xuyên để đảm bảo hiệu quả hoạt động cho hệ thống và tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Hậu quả khi không tiến hành xả đá

Hệ thống điều hòa hoạt động ở nhiệt độ dương nên không có tuyết đóng nhưng ở các hệ thống lạnh của kho bảo quản, kho đông,… mức nhiệt dưới 0 độ C nên hiện tượng đóng tuyết không thể tránh khỏi.

Lớp tuyết dày gây nên nhiều vấn đề cho hệ thống lạnh:

  • Giảm hệ số truyền nhiệt từ dàn lạnh
  • Giảm năng suất lạnh
  • Nhiệt độ kho lạnh không đạt yêu cầu công nghệ làm giảm khổi lượng và chất lượng sản phẩm được bảo quản
  • Tăng thời gian chạy máy, tăng điện năng tiêu hao
  • Tăng nguy cơ ngập dịch máy nén và nhiều hậu quả khác

Những nguyên nhân ảnh hưởng đến độ dày lớp tuyết bám

  • Lượng nước trong sản phẩm bảo quản, dàn lạnh cao trong khi cách ẩm kém
  • Nhiệt độ phòng lạnh dao động lớn làm áp suất riêng của không khí phòng lạnh thay đổi khiến nước khuếch tán mạnh hơn
  • Cửa kho lạnh bị mở thường xuyên, trong thời gian dài
  • Chất lượng cách nhiệt, cách ẩm của kho

Đây là 4 nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến độ dày lớp tuyết bám trên dan lạnh. Ngoài ra, riêng bảo quản thủy hải sản, việc đóng tuyết sẽ còn chịu ảnh hưởng từ bao bì đóng gói.

Nguyên tắc và phương pháp xả tuyết

Xả tuyết dàn lạnh được thực hiện dựa trên nguyên tắc chính là nâng nhiệt độ bề mặt dàn lạnh để làm tan lớp tuyết bám bên trên.

Một số phương pháp được dùng phổ biến bao gồm:

  • Xả tuyết bằng nhiệt điện trở
  • Xả tuyết bằng nước
  • Xả tuyết bằng gas nóng của máy nén lạnh

Tùy từng dàn lạnh có thể lựa chọn phương pháp xả tuyết khác nhau. Phương pháp xả tuyết được sử dụng gắn liền với cấu tạo hệ thống. Vì vậy nên lựa chọn phương pháp xả tuyết phù hợp với điều kiện máy móc và sử dụng.

Yêu cầu trước khi tiến hành xả tuyết

  • Kiểm tra độ dày lớp tuyết phủ. Chỉ thực hiện xả tuyết khi lớp tuyết đủ dày
  • Tiến hành chạy rút gas bằng cách ngừng cấp dịch cho dàn lạnh nhưng vẫn để máy nén hoạt động . Công việc này cần thực hiện trước khi xả tuyết để tránh hiện tượng tăng áp khi nhiệt độ bề mặt dàn lạnh tăng cao
  • Trong trường hợp tiến hành xả đá bằng tay, cần chọn thời điểm kho lạnh dễ hồi phục nhiệt độ nhanh chóng sau khi xả
  • Thời gian xả tuyết phù hợp để tránh lãng phí nhiệt của kho lạnh.
  • Xả tuyết tự động thì những hoạt động này sẽ phụ thuộc vào thông số được cài đặt

Phương pháp xả tuyết

Dù sử dụng phương pháp nào xả tuyết thì quy trình này cũng được thực hiện qua ba giai đoạn. Nhưng ở mỗi phương pháp thì giai đoạn này lại không giống nhau.

     Xả tuyết bằng dây điện trở

Giai đoạn 1:

Cho một rơ le thời gian đảm nhận và cài đặt sẵn thời gian T1. Tiến hành chuẩn bị các công đoạn sau:

  • Ngừng cấp dịch và tiến hành chạy rút gas từ 10 đến 15 phút tùy theo chất lượng máy nén
  • Ngừng máy nén
  • Ngừng quạt dàn lạnh
Giai đoạn 2:

Cho một rơ le khác đảm nhận và cài đặt sẵn thời gian T2. Cấp điện cho điện trở để nung nóng lớp băng trên bề mặt dàn lạnh. Ở những hệ thống tự động, việc xả tuyết có thể thực hiện nhở rơ le thời gian duy trì thời gian của từng giai đoạn.

Giai đoạn 3:

Do một rơ le đảm nhận và cài đặt sẵn thời gian t3. Giai đoạn kết thúc xả đá cần tiến hành các bước sau:

  • Ngừng cấp điện cho dây điện trở
  • Đưa quạt dàn lạnh vào hoạt động để làm khô bề mặt sau khi làm tan lớp tuyết
  • Cho máy nén hoạt động trở lại và cấp dịch dàn lạnh

Xả tuyết bằng nước

Thực hiện tương tự các bước như tiến hành xả đá bằng nước nhưng thay vì cấp điện cho điện trở thì tiến hành cấp điện cho bơm nước.

Xả tuyết bằng gas nóng

Giai đoạn chuẩn bị:

Tiến hành tương tự với hai phương pháp trên. Chuyển sang giai đoạn hai sau khi hoàn tất việc chạy rút gas

Giai đoạn xả tuyết:

Vẫn giữ máy nén lạnh hoạt động bình thường, van từ thông giữa đường nén đến dàn lạnh mở. Mở các van điện từ, by-pass nối giữa máy nén và hút để đưa gas vào thiết bị bay hơi và ngừng dần vào dàn nóng. Trong quá trình thực hiện, áp suất dàn lạnh luôn cao hơn áp suất hoạt động bình thường nhưng thấp hơn áp suất ngưng tụ. Hơi môi chất được ngưng nhanh chóng ở dàn lạnh do môi trường nhiệt độ thấp, gas được hóa lỏng qua van giảm áp hút về máy nén để tránh hút lỏng.

Giai đoạn kết thúc:

Đóng van cấp gas nén vào bay hơi để đưa hoạt động hệ thống về bình thường.

Xét về mặt cấu trúc, xả tuyết bằng nước đơn giản và cũng dễ tiến hành nhất trong ba phương pháp. Xả đá bằng gas nóng thì hệ thống sẽ phức tạp hơn và cần phải có van giảm áp để bảo vệ máy nén. Tuy nhiên phương pháp này rất tiện lợi và an toàn khi thực hiện.  Phương pháp xả tuyết bằng điện trở đòi hỏi cách điện để hệ thống và người tiến hành được đảm bảo an toàn.

Nội dung tham khảo từ tài liệu “Vận hành, sửa chữa và lắp đặt máy lạnh công nghiệp của tác giả Lê Văn Khẩn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!