Kiểm tra hao mòn và hư hỏng máy nén (phần 1)

Hoạt động kiểm tra hào mòn và hư hỏng máy nén được thực hiện để giúp chúng ta nhận biết được tình trạng của máy nén sau một thời gian vận hành hoặc đánh giá tình hình khi máy gặp sự cố. Sau khi thực hiện kiểm tra, chúng ta sẽ có đầy đủ cơ sở để đưa ra quyết định bảo dưỡng, sửa chữa hay thay thế thiết bị.

Công việc kiểm tra ban đầu sẽ dựa trên những yếu tố bên ngoài của các chi tiết máy hoặc thiết bị.

Kiểm tra độ xước mặt xylanh

Việc quan trọng nhất trong kiểm tra hao mòn và hư hỏng máy nén chính là kiểm tra bộ phận xylanh.

Mặt xylanh thường xuyên ma sát trong quá trình vận hành của máy nên sau một khoảng thời gian hoạt động, bề mặt này chắc chắn không giữ được độ nhẵn như ban đầu. Nếu việc bôi trơn không được đảm bảo, nhiệt độ nén cao hoặc có vật cứng rơi vào bên trong xy lanh thì tình trạng bào mòn gây xước mặt xylanh sẽ diễn ra càng nghiêm trọng hơn.

Bên trong xylanh, vật cứng gây nên những vết xước có thể chính là do boc tróc từ bề mặt ma sát các chí tiết. Độ cứng và độ nhẵn của vật cứng đó sẽ quyết định mức độ xước của bề mặt này.

 

Kiểm tra sự bào mòn trong lòng xylanh

Do phần xecmăng (bạc hơi và bạc dầu) ép vào vách xylanh nên ở các vách tường xylanh thường bị mòn.  Khi này, các rãnh bạc dầu ở đầu piston cũng bị mài mòn, sơmi xylanh tạo thành ovan hay elip.

Mức độ mài mòn của các xylanh không đều nhau. Ngoài chiều cao xylanh thì có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ mài mòn này như đặc trưng cấu tạo của máy nén, vật liệu sử dụng làm xylanh, chất lượng bôi trơn, sự ăn mòn, chế độ vận hành,… ngay cả yếu tố áp suất và nhiệt độ cũng làm cho những khác biệt trong mài mòn các xylanh càng khác biệt.

Theo kết cấu trong máy nén piston, đầu xylanh ở cuối hành trình nén có áp suất và nhiệt độ cao hơn so với phần thiết bị nằm ở đầu hành trình nén. Trên thực tế, 1/3 xylanh sẽ bị mài mòn hơn rất nhiều do áp suất của bạc lên xylanh cộng thêm độ nén cao.

Áp suất xecmang khi đo ; P = Pđh + Ph

  • Pđh : Áp lực đàn hồi của xecmang (trục bung của bạc), xác định lực này bằng phương pháp cân.
  • Ph: Áp suất hơi môi chất ở vị trí mài mòn, xác định dựa trên đồ thị P-V của quá trình làm việc thực của máy nén piston và áp suất dàn ngưng, áp suất bay hơi.

Ngay cả các xylanh trong cùng một máy nén cũng có độ mài mòn khác nhau tùy thuộc vào điều kiện làm việc, thiếu sót công nghệ và kết cấu.

Kiểm tra mức độ hào mòn và hư hỏng của xylanh phải dựa trên kiểm tra đo đạc thực tế. Tiến hành đo xylanh khi mở xylanh và lấy piston ra, Đo78 tiết diện thẳng góc với tâm trục xylanh, mỗi tiết diện đo ít nhất hai lần.

  • Kích thước thứ nhất (I) nằm trong mặt phẳng đi qua tâm trục khuỷu và tâm sơ mi
  • Kích thước thứ hai (II) nằm trong mặt phẳng thẳng góc với tâm trục trong mặt phẳng quay của trục khuỷu.

Các thông số sau khi đo cần được ghi lại và lập thành bảng để dễ theo dõi và so sánh:

Lần đo
Phương đo
1 2 3 4 5 6 7 8
I
II

 

Sau khi đã có thông số, để quyết định vấn đề sửa chữa, số liệu này cho thấy giá trị mài mòn trên thực tế sẽ được so sánh với các giá trị mài mòn cho phép lớn nhất.

  • Độ mài mòn vượt quá giá trị cho phép cần tiến hành sửa chữa và thay thế thiết bị
  • Độ mài mòn thực tế chưa đạt đến giới hạn cho phép, có thê tiếp tục sử dụng
  • Nếu độ mài mòn gần với giá trị giới hạn, bạn nên cân nhắc dựa trên xem xét tình trạng của các sơ mi còn lại để đưa ra quyết định sửa chữa hay không.

Giới hạn cho phép:

d= 40mm    thì      dmax=42mm

d40mm    thì      dmax=d + 0,03.d

Ngoài kiểm tra hao mòn thì quyết định sửa chữa cũng cần tham khảo thêm tình trạng khuyết tật hoặc hư hỏng khác của bề mặt làm việc như các vết nứt, vết xước. Trong nhiều trường hợp, chỉ xét riếng yếu tố mài mòn thì không cần tiến hành thay thế hoặc sửa chữa sơmi, vậy nhưng sau thời gian làm việc, gãy bạc có thể bị xước trong các gờ nhô ra của sơ mi hoặc trên bề mặt công tác của nó.

Kiểm tra piston

Có nhiều nguyên nhân gây hao mòn cho piston như chất lượng, vật liệu, chế độ làm việc, kết cấu máy,… Thông thường các piston sẽ gặp các hư hỏng ở phần đầu, nhất là ở phần đỉnh sẽ tập trung các vết nứt và các vết cháy xém.

Các vết nứt này xuất hiện do ứng suất nhiệt của sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai hành trình nén và hút, cộng thêm việc làm mát kém hiệu quả và sự giãn nở của kim loại.

 

Ngoài ra, việc tiến hành kiểm tra hao mòn, hư hỏng sẽ cần thực hiện với trục khuỷu, trục chính và cả ổ chặn. Những nội dung thông tin này sẽ được chúng tôi đưa đến ở phẩn sau của bài viết.

 

NPT Care là trung tâm chuyên cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và hệ thống lạnh. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ.

Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo : Vận hành, sửa chữa và lắp đặt máy lạnh công nghiệp- TS. Lê Văn Khẩn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *