Hệ thống van được sử dụng trong kho lạnh với nhiều mục đích khác nhau. Nhìn chung, ở các hệ thống lạnh khác nhau thì số lượng, loại van vị trí lắp đặt có nhiều sự khác biệt. Dưới đây là hướng dẫn cách sửa chữa các van trong hệ thống lạnh bao gồm van lá và van chặn, hai loại thiết bị phổ biến và chủ yếu nhất trong mọi hệ thống lạnh.
Ảnh hưởng của các van bị hư hỏng đến hệ thống
Các loại van trong hệ thống lạnh có hai chức năng chính. Một là ngăn chặn hoặc điều chỉnh lượng các chất di chuyển qua các đường ống để kiểm soát và điều tiết hoạt động chung của hệ thống làm lạnh. Hai là bào vệ các thiết bị hoặc vị trí cần tiến hành tháo rời và sửa chữa trong các hệ thống lạnh.
Nếu các van gặp sự cố, hư hỏng hoặc hoạt động không hiệu quả, việc kiểm soát hoạt động của hệ thống sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn cần tiến hành ngăn các chất được dẫn vào thiết bị gặp sự cố để dừng và tách máy khỏi hệ thống cho mục đích sửa chữa, van không hoạt động tốt sẽ làm môi chất liên tục được đưa vào thiết bị khiến công việc xử lý sự cố gặp nhiều khó khăn hơn.
Cách sửa chữa các van
Van lá
Van lá cả loại hút và nén đều thường bị bám bẩn hoặc bị xước. Làm sạch lá van bằng cách mài trên tấm giấy nhám mịn được đặt trên tấm kính phẳng và có dầu bôi trơn. Mài đến khi hết các vết xước.
Trong trường hợp bị biến dạng về hình dáng như cong vênh, nứt rỗ thì cần thay thế thiết bị khác. Tình trạng lá van quan trọng với hoat động của máy nén nên cần kiểm tra và xử lý cẩn thận.
Lò xo của van nếu bị gãy, cong hoặc chiều dài bị giảm xuống đáng kể thì cần thay mới. Tốt nhất, nên tiến hành thay đồng loạt để đảm bảo khả năng hoạt động tương dương của các thiết bị.
Đối với đế van nén kiểm tra về độ mòn và vết xước, nếu vết xước dưởi 0.2mm thì có thể tiến hành mài phẳng. Nếu vết xước sâu hơn thì cần thay đổi thiết bị mới.
Van chặn
Cùng là van chặn nhưng được lắp đặt ở các vị trí khác nhau tùy theo công dụng và chắc năng thì cấu tạo cũng có sự khác biệt. Phần thân thông thường được làm từ gang đúc.
Đệm kín thường là các vòng đệm cao su tổng hợp hoặc hợp hoặc phi kim loại ép sát vào trục van. Cơ cấu chèn đệm ép chặt đệm kín vào kkhe giữa thân và trục van ngăn chặn hoàn toàn môi chất rò qua khi trục chuyển động lên xuống. Ren dùng cho chuyển động lên xuống là loại có dạng hình thang phải, đóng khi van quay theo chiều kim đồng hồ.
Về nguyên tắc, để hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ môi chất qua đệm trục, đệm trục phải nằm cùng phía với bên có áp suất thấp.
Kim van có hai dạng chính là dạng hình trụ và dạng hình nón. Sau một thời gian sử dụng, dưới sự tác động lâu ngày của dòng môi chất hoặc do kết cấu bị xiết quá chặt; đế va, kim van bị mòn. Ngoài ra các mảnh kim loại sót trong môi chất va đập cũng gây nên tình trạng xước kim van. Tình trạng này khiến kim van và đế van tiếp xúc không tốt, môi chất từ bên này có thể bị chuyển sang bộ phận khác.
Để xử lý tình trạng này phục hồi van theo cách sau:
- Tháo ty van và vệ sinh cẩn thận
- Đưa kim van lên và cố định cho ty van thẳng
- Nếu phần tiếp xúc với đế van có một lớp chì thì hơ nóng để lớp này chảy hết và dùng HCl đậm đặc rửa sạch muối hàn; dùng lõi sắt nong làm chảy babit mới cho vào rãnh chứa trì của kim van.
- Để nguội, gia công thô và tinh trên máy tiện
Với đệm kín, sau thời gian hoạt động trục van chuyển động lên xuống làm mòn và hơi môi chất bị rò. Có thể tiến hành bảo trì van chặn bằng cách lấy các sợi cao su hoặc sợi nylon nhũng thêm dầu hoặc mỡ quấn lại quanh ty van thật chặt và chèn đệm vào.